Tour Hàn Quốc 4 ngày 3 đêm giá rẻ

Khám phá ngay sự năng động của thành phố Seoul và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. LH: 0932.313.809

Tour du lịch Thái Lan 5 ngày 4 đêm

Thưởng thức các món ăn ẩm thực đường phố Bangkok và Mua sắm thỏa thích tại thành phố Bangkok. LH: 0932.313.809

Tour du lịch Hàn Quốc giá rẻ

Khám phá Xứ Sở Kim Chi rẻ nhất trong năm. Hãy đăng kí ngay để cảm nhận. Liên hệ: 0932.313.809

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Những món ăn ngon tại Seoul - Hàn Quốc

Ẩm thực Hàn Quốc rất đa dạng và phong phú có đặc thù ít calories, chủ yếu được hấp hoặc lên men để giữ nguyên thành phần. Tùy từng vùng miền mà có những đặc sản riêng, hấp dẫn du khách. Nếu có dịp ghé thăm thủ đô Seoul, quý khách hãy nếm thử một số món ăn ngon dưới đây nhé.

Kim chi

Bạn có thể tìm thấy kim chi được chế biến sẵn khắp nơi tại Seoul. Thậm chí món ăn này còn là sản phẩm được xuất khẩu tới nhiều quốc gia trên thế giới. 

Về cơ bản, kim chi được chế biến từ các loại rau củ được lên men với muối, ớt bột, gừng... Tùy từng vùng, từng gia đình mà món ăn này lại có những biến tấu khác nhau. Có hơn 200 loại kim chi khác nhau nhưng phổ biến nhất là kim chi củ cải và cải thảo.

Kim chi có vị chua, cay được ăn cùng cơm nóng hoặc chế biến thành các món khác như nấu canh, rán thành bánh... Người Hàn Quốc thường làm kim chi vào cuối mùa thu, khi thời tiết bắt đầu trở nên lạnh hơn. Khi đó phụ nữ thường tập trung vào giúp đỡ một nhà sau đó chuyển sang nhà khác và cứ thế lần lượt cho đến hết.

Thịt bò nướng bulgogi

Nếu là fan của các bộ phim Hàn Quốc thì bạn sẽ không còn lạ lẫm với món thịt bò nướng bulgogi - món ăn được chế biến từ thịt lưng của bò xắt lát mỏng hoặc các loại thịt bò xắt lát khác. Sau đó thịt sẽ được ướp với hỗn hợp gia vị gồm nước tương, đường, dầu mè, nấm nút trắng... Chính các loại gia vị đặc biệt này sẽ giúp thịt được mềm, thơm và ngọt hơn. Khi ăn, người Hàn Quốc sẽ  đặt lên vỉ nướng hoặc chiên trong chảo. Tiếng xèo xèo của mỡ cháy và hương thơm của thịt khiến nhiều người cảm thấy háo hức khi chờ đợi thưởng thức.

Cơm trộn bibimbap

Trong tiếng Hàn Quốc, "bap" có nghĩa là cơm. Đây là món ăn có nguồn gốc từ Jeonju, tỉnh Jeolla. Một suất bibimbap gồm cơm trắng, các món phụ đi kèm như namul (rau củ đã qua chế biến), gochujang (tương tiêu ớt), trứng hoặc thịt bò. Trong đó các loại rau thường là dưa chuột thái nhỏ, cà rốt, rau bina, giá, trứng tráng qua hoặc rán chín với thịt đã ướp gia vị và xắt nhỏ.

Một suất cơm trộn là sự tổng hòa về màu sắc và khá ngăn nắp, gọn gàng. Chính vì vậy, món ăn này còn được xem như sự quyến rũ trong ẩm thực Hàn Quốc. Không chỉ vậy, bibimbap còn được phục vụ trên các chuyến bay của nước này.

Sườn bò glabi

Chỉ với một chiếc vỉ sắt đặt trên bếp lửa cùng những miếng sườn đã tẩm ướp sẵn, vậy là đã đủ đầy cho món glabi. Đây là món ăn quen thuộc trong ẩm thực của người Seoul nói riêng và Hàn Quốc nói chung. Nguyên liệu của glabi thường là thịt sườn bò hoặc lợn, gà tẩm xì dầu. Tuy nhiên, người dân nơi đây thường sử dụng sườn bò hơn cả.

Canh gà nhân sâm samyetang


Canh gà nhân sâm là món ăn biến thể từ món súp nấu từ thịt gà nguyên con và nhân sâm. Món ăn này được biết đến từ năm 1920. Người Hàn Quốc coi canh gà nhân sâm là món ăn bổ dưỡng đặc biệt vào những ngày hè nóng nực.

Thịt Gà sau khi được làm sạch được nhồi gạo nếp, hạt dẻ, táo tàu và bạch quả sau đó cho vào hầm trong nước có thả gừng, củ cải, cam thảo, hoành kỳ và nhân sâm. Tùy theo từng nơi mà các nguyên liệu gia giảm vào nước dùng lại khác nhau. Món ăn đạt chuẩn phải có hương vị nhẹ nhàng và hương thơm tự nhiên từ các loại thảo dược.

Nguồn: Diệu Huyền (theo Business Travelers Guide)



Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Nhật Bản miễn thị thực cho một số quốc gia ASEAN

Với chính sách mới của đất nươcd Nhật Bản, công dân Việt Nam sẽ không phải xin lại thị thực khi tái nhập cảnh vào nước này nếu thị thực vẫn còn trong thời hạn. Cùng với đó, các công dân Thái Lan, Malaysia sẽ được miễn thị thực hoàn toàn.
Ngày 25/6, bộ Ngoại giao Nhật Bản đã chính thức tuyên bố sẽ miễn thị thực nhập cảnh đối với công dân một số nước Asean nhằm phát triển ngành công nghiệp du lịch của nước này đồng thời thúc đẩy quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Theo tuyên bố, chính sách thị thực mới sẽ có hiệu lực sau ngày 1/7 đối với các nước Asean trong đó có Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonedia và Việt Nam. Bộ Ngoại giao nước này nhấn mạnh, quyết định trên được phê chuẩn nhân dịp “kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật Bản – ASEAN, hữu nghị và hợp tác”. Đồng thời, cơ quan cũng lưu ý việc miễn thị thực chỉ dành cho các công dân lưu trú lại Nhật dưới 15 ngày.
Tuy nhiên, chỉ có công dân hai nước Malaysia và Thái Lan được chính thức miễn visa sau ngày 1/7. Các nước Asean khác như Việt Nam, Indonesia, Philippines chỉ được cấp thị thực ra vào nhiều lần (Issuance of Multiple Entry Visas) đối với du khách có thời gian lưu trú ngắn ngày tại Nhật (dưới 15 ngày).
Trước đây, du khách Việt Nam muốn nhập cảnh vào Nhật Bản phải tiến hành thủ tục xin visa (ngắn hạn hoặc dài hạn) với lệ phí 750.000 VND cho visa hiệu lực một lần và 1.500.000 VND cho visa hiệu lực nhiều lần. Visa chỉ được miễn đối với người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ.
Sau ngày 1/7, cư dân Việt Nam muốn nhập cảnh vào Nhật trong thời gian không quá 15 ngày sẽ được cấp thị thực ra vào nhiều lần có hiệu lực trong vòng 3 năm.
Tờ WorldBulletin cho biết trong tình hình găng tay chính trị giữa Nhật Bản và Trung Quốc xung quanh tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư đã khiến lượng khách sụt giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành du lịch Nhật Bản khi khách Trung Quốc tẩy chay tour sang Nhật. Trong tình hình đó, chính phủ Nhật Bản quyết định đưa ra biện pháp kích thích đối tượng khách hàng từ các nước Đông Nam Á với mục tiêu cuộn được 1 triệu du khách từ khu vực này trong năm nay và tăng gấp đôi vào năm sau. Năm 2011, con số này đang dừng ở mức 780.000 lượt khách.
Nguồn: Tổng hợp

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Lễ hội đèn lồng lung linh sắc màu tại Hàn Quốc


Trong những ngày lễ hội đèn lồng được diễn ra tại suối Cheonggye, nơi đây sẽ biến thành một kiệt tác nghệ thuật về ánh sáng và nước. Khách thăm quan du lịch Hàn Quốc sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng rất nhiều đèn lồng với các thể loại khác nhau trên dòng suối Cheonggyecheon với độ dài 1,3km từ quảng trường suối Cheonggye đến cầu Supyu (수표교). Được biết, trong thời gian diễn ra lễ hội miễn phí này, thành phố Seoul sẽ giăng đèn từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm.

Tổng quan về suối Cheonggye

Suối Cheonggye là dòng suối nhỏ dài 5,8 km chảy len lỏi qua khu trung tâm thành phố Seoul, Hàn Quốc. Đây là một địa điểm thư giãn yêu thích của người dân Seoul. Trong lịch sử, suối có vai trò như một phần của công tác trị thủy. Vào thời Joseon, suối Cheonggye là nơi thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian như: thả diều, thả đèn hoa sen, chơi trò đánh trận giả vào những dịp lễ lớn để người dân vui chơi. Tuy nhiên, vào năm 1958 thì con suối bị lấp lại bằng bê tông để tiến hành xây đường cao tốc. Cho đến tận 47 năm sau, tức là vào năm 2005 dòng suối đã được phục hồi thành công, trở thành một địa điểm xanh của thành phố Seoul. Đối với người dân xứ Hàn, dòng suối Cheonggye được xem như là linh hồn của thủ đô bởi nó đã cùng Seoul trải qua biết bao thăng trầm trong quá khứ và giờ đây, nó vẫn tồn tại mạnh mẽ như một nguồn sống vô tận.

Ngày nay, khu vực suối Cheonggye là nơi diễn ra rất nhiều lễ hội văn hóa, những màn trình diễn nghệ thuật và các cuộc triển lãm rất độc đáo với hàng ngàn nghệ sĩ tham gia. Kể từ năm 2009, lễ hội đèn lồng đã trở thành lễ hội thường niên được tổ chức tại suối Cheonggye vào thứ sáu trong tuần thứ hai của tháng 11 hàng năm và sẽ kéo dài hai tuần. Trong thời gian diễn ra lễ hội, dòng suối trở nên lung linh, thơ mộng với những chiếc đèn hoa sen dập dềnh trên mặt nước, hòa trong không gian là tiếng suối chảy róc rách khiến bất kỳ ai khi đặt chân tới đây cũng đều bị hớp hồn. Cả một không gian mông lung mơ hồ đã khiến những ai khi được một lần chiêm ngưỡng đều phải thổn thức và dâng trào bao nhiêu xúc cảm.

Lễ hội đèn lồng suối Cheonggye năm 2014

Chủ đề của lễ hội năm nay là “Những di sản thế giới của thủ đô Seoul”. Seoul là thành phố mà các giá trị truyền thống và hiện đại cùng song song tồn tại và hài hòa lẫn nhau. Khi còn là thủ đô của triều đại Joseon, diện tích của Seoul khá nhỏ. Khi đó Seoul chỉ là khu vực được bao quanh bởi núi Bukak, núi Inwang, núi Nam (Namsan). Sau này khi các cây cầu được xây dựng và quy hoạch vùng Gangnam, Seoul dần trở thành một thành phố lớn. Seoul trở thành thủ đô đầu tiên của vương triều Baekje (Bạch Tế). Ngoài ra, Seoul còn là thủ đô của rất nhiều quốc gia khác trên bán đảo Triều Tiên. Seoul có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Yurye, Namgyeong, Hanyang, Gyeongseong…Ngày nay, Seoul mang dáng vẻ hiện đại với những trung tâm mua sắm, tòa nhà cao tầng và chung cư cao cấp. Tuy nhiên Seoul vẫn mang trong mình những giá trị lịch sử với cung điện, đền đài và các di tích Nho giáo.

Lễ hội đèn lồng năm nay sẽ tập trung giới thiệu các di sản văn hóa thế giới của Seoul được Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận như điện Injeong (Nhân Chính điện) trong Cung Changdeok (Xương Đức), Jongmyo Jeryeak (âm nhạc tế lễ tông miếu). Cung Changdeok là cung điện thứ hai được xây dựng dưới thời Thái Tổ triều đại Joseon, chính điện của cung là điện Injeong (Nhân Chính điện). Trong thời kỳ Imjinwoeran (Biến loạn Nhâm Thìn), khi tất cả các cung điện bị quân Nhật đốt phá thì cung Changdeok là cung được xây dựng lại đầu tiên và được sử dụng làm chính cung trong suốt 270 năm. Cung Changdeok nổi tiếng với kiến trúc độc đáo kết hợp hài hòa với quang cảnh thiên nhiên xung quanh và đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới năm 1997.

Nguồn: tổng hợp

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Cuộc sống gia đình và con người Hàn Quốc

Gia đình được coi là một nền tảng xã hội học ở Hàn Quốc. Một gia đình tiêu biểu bao gồm nhiều thế hệ chung sống dưới một mái nhà. Theo người Hàn Quốc, để đảm bảo sự ổn định và an toàn thì số lượng người trong nhà là 11, 12 thành viên hoặc hơn.

Gia đình Hàn Quốc
Gia đình Hàn Quốc
Gia đình được coi là nên tảng xã hội ở Hàn Quốc. Một gia đình tiêu biểu bao gồm nhiều thế hệ chung sống dưới một mái nhà. Theo người Hàn Quốc, để đảm bảo sự ổn định và an toàn thì số lượng người trong nhà là 11, 12 thành viên hoặc hơn. Tuy nhiên theo xu hướng ngày nay, các cặp vợ chồng sau khi cưới thường tách ra ở riêng nên kiểu gia đình truyền thống này đang dần biến mất. Trong nhà, người chủ gia đình được coi như là người nắm giữ quyền lực, là người đưa ra mệnh lệnh và những người khác phải thực hiện không được bàn cãi. Việc tuân lệnh được coi như là một điều hiển nhiên, như là đạo đức xã hội đáng được coi trọng, con cái phải vâng lời cha mẹ, vợ phải nghe chồng. Cuộc sống gia đình ngày nay đã có nhiều biến đổi, sự bình đẳng giữa nam và nữ đã được tôn trọng.

Người Hàn Quốc

Người Hàn Quốc thân thiện, họ thật sự là những người bạn của thế giới. Văn hóa Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng với chúng ta, tuy nhiên có một số nét riêng trong giao tiếp và sinh hoạt mà ta nên biết để tránh những hiểu lầm:
Người Hàn Quốc có thói quen vỗ vai, vỗ lưng người khác, kể cả người khác giới chỉ để mục đích động viên nhau.
Người Hàn Quốc biểu lộ thái độ tình cảm rất ý nhị, sự phấn khích thường thể hiện ở đôi mắt.
Người Hàn Quốc có thói quen cúi đầu chào nhau khi gặp mặt, đó là hành động lịch sự đối với họ̣,cúi thấp hơn để có thể ngẩng cao đầu hơn.
Chỉ trong gia đình và giữa những người bạn gần gũi thân thiết thì người Hàn Quốc mới được xưng hô bằng họ của gia đình.

Nguồn: Tổng hợp

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Xuân thơ mộng trên đảo Jeju - Hàn Quốc

Những tháng ngày của mùa xuân, khách du lịch thường đến đảo Jeju đông hơn hẳn bởi nó được mệnh danh là thiên đường cho các cặp người tình xứ Kim Chi đẹp nhất trong năm. Không mấy ai có thể ngờ rằng hòn đảo họ đang tham quan được hình thành từ dung nham núi lửa. Trên đảo Jeju, đâu đâu cũng là đá. Đá trên đảo có màu đen, xốp nhẹ và hút nước. Đá nằm hai bên đường đi, dọc theo bờ biển, đá chen những rừng hoa, nhoài mình ra xa bờ, xung quanh những vườn quýt, đá được tạc tượng, đá để xây nhà, đắp cổng làm hàng rào phủ, làm ranh giới phân định các thôn ấp với nhau.
Hoa đỗ quyên trên sườn núi
Ở đây, gười dân đảo Jeju đã khéo léo tạo nên một hòn đảo thơ mộng của riêng mình bằng những thảm hoa. Họ trồng cùng một loại hoa trên khắp một vùng đất rộng. Mỗi loại hoa mang màu sắc riêng. Hoa anh đào được trồng dọc hai bên các con đường trên khắp đảo, trên những con đường mòn, trong các khu vườn. Hoa cải vàng được trồng thảnh những thảm rộng bên sườn đồi thoải dọc sát biển. Hoa đỗ quyên được trồng suốt dọc những con đường dẫn lên miệng núi lửa đã ngừng hoạt động Hallasan và Seong San. Những đám cỏ cũng được quy hoạch sát bên bờ biển. Cùng với đó là vô vàn những loài hoa khác trong những khu vườn, bên hàng rào, trên ban công…

Hoa cài vàng trên những con đường
Để rồi vào những ngày đầu xuân , du khách được chiêm ngưỡng một khung cảnh ngoạn mục nhất trong năm khi đến với đảo Jeju khi cả hòn đảo rạng rỡ trong những thảm hoa. Hiện tượng khiến những người khó tính khó nết nhất cũng phải siêu lòng. Ở đâu cũng có hoa , hoa chen với đá. Dưới bầu trời xanh nắng ấm , gió nhẹ đưa , đám cỏ ràn rạt theo tiếng gió , muôn loài bướm ong rộn ràng bay lượn , khung cảnh thật thanh bình , dễ chịu.
Du khách đến với đảo Jeju phần lớn là các cặp đôi vừa cưới hoặc sắp cưới. Họ đến với hòn đảo để hưởng trăng mật ngọt ngào. Là hòn đảo nổi danh nhất của xứ Kim Chi , đảo Jeju đã hiện ra rất nhiều trong các bộ phim Hàn Quốc. Không chỉ được yêu thích bởi khung cảnh lãng mạnh , đảo Jeju còn có rất nhiều điều hấp dẫn khác như những bãi biển tuyệt đẹp Jungmun , Gwakji , Hamdoek , Shinyang , những khu rừng nguyên sinh và nét văn hóa giàu truyền thống. Du khách thường dành khoảng một tuần để nghỉ lại tại Jeju , tham quan , khám phá và vui chơi. Khi về , nhớ mua một món quà đáng yêu được làm từ đá núi lửa đặc biệt.
Một tháng ngày ba khi đến với đảo , hãy dành một ngày để lang thang trên những cánh đồng hoa xa tầm mắt , pic nic dưới gốc hoa anh đào và ngắm hoàng hôn ý chừng độ nhiều trên mặt biển bát ngát.
Nguồn: VnExpress.net

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

22 điều thú vị khi đi du lịch một mình

Đi du lịch một mình quả thật là rất thú vị, nó không hề đáng sợ như nhiều người thường nghĩ. Và quả thực đó là một trải nghiệm tuyệt vời cho những ai thích khám phá thế giới.

Dưới đây là 22 điều thú vị bạn sẽ học được từ bản thân khi đi du lịch một mình, từ gợi ý của trang News.distractify!

1. Bạn phát hiện ra mình rất ghét cảm giác ở một mình


Tại một số điểm khởi đầu của cuộc hành trình, có thể là sau khi vừa bước lên máy bay hoặc xe khách để đến một vùng đất xa lạ nào đó, bạn sẽ nhận ra rằng mình đang hoàn toàn cô đơn. Bạn sẽ có những suy nghĩ lo lắng và sợ rằng những sự chuẩn bị của mình cho chuyến đi là chưa đủ, và lúc này bạn hy vọng sẽ gặp bất cứ một người quen biết nào đó (thậm chí có thể là người bạn ghét) để giúp bạn vượt qua cảm giác cô đơn đó.

2. Nhưng rồi bạn cũng sẽ rất thích cảm giác được hoàn toàn một mình

Ngay sau đó, bạn sẽ nhận ra rằng bạn đang hoàn toàn một mình… và đó là điều tuyệt vời. Bạn có thể mặc bộ đồ mình thích mà không sợ ai đánh giá, bạn có thể tùy ý sắp xếp lịch trình vui chơi của mình, bạn không phải xin phép ý kiến của ai về những việc bạn làm và bạn thấy mình thật tự do.

3. Bạn sẽ biết cách để làm quen với một người bạn mới

Qua những cuộc trò chuyện ngắn khi bạn đang cần sự giúp đỡ của ai đó để tìm đường đi, rất có thể đó là sự khởi đầu cho một mối quan hệ tốt đẹp. Đi du lịch một mình bạn sẽ có cơ hội làm quen với nhiều bạn mới hơn, so với việc đi du lịch cùng nhóm bạn.

4. Bạn sẽ dễ bị xúc động bởi những sự giúp đỡ dù bé nhỏ

Bạn sẽ không bao giờ biết được mình có thể sẽ rơi nước mắt vì xúc động, bởi lòng tốt của những người xa lạ đã giúp đỡ bạn, khi vô tình đi lạc đường hoặc bị mất trộm hành lý, dù cho đó chỉ là một câu an ủi, hay mời bạn một ly nước ấm.

5. Bạn sẽ biết được tốc độ di chuyển của bản thân

Khác với kiểu đi du lịch theo tour là luôn phải đi theo một lịch trình có sẵn, và tốc độ di chuyển thường rất vội vàng. Đi du lịch một mình, cho phép bạn có thể di chuyển với tốc độ mà bạn mong muốn, dừng lại ở những nơi bạn yêu thích và có thể thay đổi lịch trình vào bất cứ lúc nào.

6. Bạn sẽ trở nên cởi mở hơn với mọi người

Du lịch một mình, bạn sẽ không phải chịu bất cứ áp lực từ ai, bạn có thể tự do khám phá theo sở thích, làm những việc mà ở nhà bạn sẽ không bao giờ dám thể hiện. Bạn sẽ trở nên vui vẻ và dễ hòa nhập vào cuộc vui ở vùng đất xa lạ.

7. Bạn sẽ trở nên khiêm tốn hơn

Đi du lịch đến một vùng đất xa lạ, nơi bạn sẽ thoát khỏi “vùng an toàn” của mình, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ nhiều người dân – nơi mà điều kiện sống của họ khác xa với những thứ bạn thường sử dụng hàng ngày. Từ những chuyến đi ấy, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình còn quá nhiều điều may mắn, và như một lẽ tự nhiên bạn cũng trở nên khiêm tốn hơn khi nói về mình.

8. Bạn sẽ biết được “con người thật” của mình 

Những lời nói và hành động thường ngày của bạn thường sẽ bị chi phối bởi những người xung quanh, và những ràng buộc xã hội. Bạn sẽ không bao giờ biết được và bộc lộ được “con người thật” của mình, cho đến khi không có ai quen biết xung quanh để chứng kiến điều ấy.

9. Bạn có thể “hóa thân” thành những người bạn mong muốn

Đi du lịch một mình, bạn sẽ có cơ hội “hóa thân” vào những người bạn mong muốn. Đó có thể là một anh chàng với phong cách năng động, hay một cô nàng sexy thiêu đốt mọi ánh nhìn. Từ những trải nghiệm thú vị ấy, bạn sẽ biết được nhiều hơn về những khả năng “tiềm ẩn” của bản thân.

10. Bạn sẽ tìm ra được cái gì thực sự quan trọng với bản thân

Những chuyến du lịch một mình sẽ giúp bạn nhận ra điều gì là mối bận tâm của bạn ở một nơi xa lạ. Bạn có thể là một người yêu thích việc khám phá các món ăn, khi bạn luôn thấy bản thân bị thu hút bởi những nhà hàng “bé bé xinh xinh”, hoặc bạn sẽ là một cô nàng “ghiền” mua sắm khi không bỏ sót khu chợ trời với các shop thời trang giảm giá nào.

11. Bạn cũng sẽ nhận ra nhiều thứ không cần thiết như bạn nghĩ

Bên cạnh việc sẽ tìm được những điều quan trọng và phát hiện ra thêm nhiều sở thích của cá nhân, đi du lịch một mình cũng có thể giúp bạn nhận ra và bỏ qua một bên những chuyện không cần thiết.

12. Bạn sẽ tìm ra cách để tăng thêm kinh nghiệm sống

Từ chuyến du lịch một mình, sau khi trở về nhà bạn sẽ không còn nói những lời đại loại như : “Trong thời gian tới tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn cho bản thân”, mà bạn sẽ bắt tay ngay và nỗ lực để thực hiện những điều đó.

13. Bạn sẽ biết cách tận hưởng cuộc sống

Luôn trân trọng  và tận hưởng mọi khoảnh khắc đẹp mà cuộc sống mang lại, là điều bạn sẽ học được từ những chuyến đi.

14. Bạn sẽ học cách yêu những sở thích của riêng bạn

Bạn sẽ không còn phải để ý và sợ người khác phán xét những sở thích riêng của cá nhân.

15. Bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn vào bản thân khi trở về nhà

Trước chuyến du lịch, có thể mọi người sẽ hoài nghi về việc bạn thực hiện chuyến đi một mình. Tuy nhiên, lúc trở về với những trải nghiệm bạn đã học hỏi được cộng với những kỹ năng chăm sóc bản thân. Bạn sẽ trở nên tự tin khi kể cho mọi người về những câu chuyện thú vị của mình.

16.  Bạn sẽ tin tưởng hơn vào bản thân mình

Luôn tin tưởng vào kỹ năng của bản thân và thực hiện những trải nghiệm khi bạn tin rằng bạn nhất định sẽ làm được.

17. Bạn sẽ trở thành một người tháo vát hơn bạn nghĩ

Những tình huống xấu bạn có thể gặp phải trên đường đi du lịch, sẽ giúp bạn học được cách phản ứng nhanh và bình tĩnh hơn trong mọi tình huống.

18. Bạn sẽ biết cách học hỏi những điều mới một cách nhanh nhất

Đặc biệt khi bạn đang cần dùng chúng. Ví dụ như những cụm từ giao tiếp thông thường của ngôn ngữ địa phương, hoặc cách sử dụng các phương tiện giao thông đi lại.

19. Bạn sẽ có cơ hội chiêm nghiệm về cuộc sống

Đi du lịch một mình sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để suy nghĩ về những điều nội tâm bên trong của mình, về công việc và cuộc sống bạn muốn thay đổi khi trở về nhà. Ngoài ra, bạn có thể dành nhiều thời gian để quan sát những hoạt động hằng ngày của thế giới bên ngoài mà không chịu sự chi phối của bất kỳ điều gì.

20. Bạn sẽ thích thử nghiệm những điều mới mẻ

Sẽ không còn là một người đi những bước chân dè dặt khi bắt đầu chuyến đi, bạn thích thử những điều mới mẻ, bạn cũng biết điều đó có thể là sai, nhưng khát khao được khám phá và trải nghiệm luôn thúc giục bạn phải thực hiện.

21. Bạn sẽ biết bản thân mình mạnh mẽ tới đâu

Bạn sẽ cảm nhận được sự sợ hãi của bạn thân khi trải qua những thử thách khó khăn, tuy nhiên bạn sẽ biết cách thực hiện các bước cần thiết để tránh nó và tự tin hơn vào bản thân.

22. Bạn sẽ biết được những gì là giới hạn của mình

Hiểu được giới hạn của bản thân nôm na có thể hiểu là một ngày bạn có thể đi bộ được bao xa, những thứ bạn có thể ăn trên đường, những tình huống nào sẽ khiến bạn “phát điên”,…


Nguồn: Theo San San/Traveltimes.vn 

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Hanbok - Trang phục đặc trưng của người Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc có một loại trang phục đặc trưng mà không phải ai cũng biết đến. Đó chính là Hanbok. Trang phục han-bok (한복)có đặc điểm là đường may đơn giản, không có túi. Bộ han-bok cho phụ nữ gồm có một váy quấn và một áo vét kiểu bô-le-rô, thường được gọi là ch''ima(치마)chogori (조고리). “Ch''ima” trong tiếng Hàn có nghĩa là “váy” còn “chogori” có nghĩa là “áo vét”. Bộ han-bok của nam giới thì gồm một áo vét ngắn và một chiếc quần, và được gọi là “paji” (바지). Thông thường, han-bok nam rộng rãi và có viền ở gấu. Cả hai bộ y phục này đều có thể được mặc với một chiếc áo choàng dài có đường nét tương tự (gọi là turumagi) trùm ra bên ngoài.
Trang phục Hanbok của người Hàn Quốc

Bộ han-bok truyền thống ngày nay vẫn mặc vốn là mẫu có từ triều đại Choson (조선) theo khuyng hướng Nho giáo (1392 - 1910). Yangban (양반)- tầng lớp quý tộc cha truyền con nối, nổi tiếng là uyên bác và có chức vị cao chứ không phải là giàu sang - đã mặc han-bok làm bằng vải lụa trơn màu sáng hoặc in hoa, vào lúc thời tiết mát mẻ và mặc những loại vải thô, vải cao cấp, các chất liệu nhẹ vào mùa nóng. Ngược lại, những ngời dân thường lại bị luật pháp cũng như tài chính bó buộc nên chỉ dùng các loại vải bông hay sợi gai tẩy trắng và vì thế, chỉ có thể mặc màu trắng, đôi khi màu hồng, màu xanh nhạt, màu xám và màu chì.

Phụ nữ trẻ trước khi cưới mặc váy màu đỏ (ch''ima) và áo vét màu vàng (chogori). Sau khi cưới và sau khi nghỉ tuần trăng mật về thì mặc ch''ima đỏ và chogori xanh lá cây để cúi chào trình diện cha mẹ chồng và để tỏ lòng tôn kính của mình. Tuy nhiên, ngày nay phụ nữ thường mặc bộ han-bok màu hồng tại các lễ cầu hôn, mặc váy cới kiểu phương Tây và váy đỏ truyền thống cộng với áo vét xanh để chào bố mẹ chồng sau khi nghỉ tuần trăng mật về.

Trong những dịp khác người ta mặc han-bok đủ các màu với chất liệu rất đa dạng: vải thêu, vẽ, hoặc lụa có giắt vàng, nhưng màu trắng vẫn là màu phổ biến nhất đối với người cao tuổi. Đó cũng là màu mặc trong tang lễ.

Phụ nữ thời Yangban thường mặc chiếc váy quấn rộng 12 p'' ok (khổ rộng của vải) gấp vạt áo sang bên trái. Người dân thường thì chỉ được mặc ch'' ima với khổ rộng hơn 10 hoặc 11 p'' ok và phải gấp vạt áo sang bên phải. Phía trong han-bok, phụ nữ thường mặc một cái quần buộc túm dài, áo lót một mảnh cao trên eo, váy một mảnh, và một áo giống như áo vét nhỏ hơn chogori một chút. Hầu hết mọi người ngày nay cũng vẫn mặc như vậy. Độ rộng của ch'' ima cho phép người ta mặc được nhiều quần áo bên trong, tiện lợi cho mùa đông và cả cho thời gian mang thai. Ngày nay người ta thường mặc những cái váy có độ rộng bằng hai lần rưỡi khổ vải; tuy nhiên, vải ngày nay thường có độ rộng gấp đôi khổ vải thời xa. Hầu hết các ch'' ima hiện đại đều có những dải đeo qua vai để cho dễ mặc.

Để có một dáng đẹp thì ch'' ima phải được kéo chặt sao cho nó bó sát vào ngực tạo thành một mặt phẳng và đường khâu phải nằm ngay dưới xương bả vai. Phía bên trái của ch'' ima cần được giữ chặt để khi đi lại không bị thõng xuống và hở ra những đồ mặc bên trong. Phụ nữ đứng tuổi thường kéo phía mép ngực trái lên cao để tránh bị trễ xuống khi vận động. Hầu hết các chogori đều có một cái khoá dây hoặc một vài ruy băng nhỏ ở bên trong để giữ áo được chặt. Những chiếc ruy băng dài của áo vét được buộc chặt để tạo thành otkorum (nơ) - một kiểu nơ không giống hình con bớm của phương Tây. Cái otkorum rất quan trọng bởi vì nó là một trong ba thứ để ngời ta đánh giá vẻ đẹp và chất lượng của bộ han-bok.

Hai cái còn lại là đường cong của tay áo và sự khéo léo trong việc hoàn thịên bộ áo đó bằng một băng vải được khâu nối liền với cổ và vạt phía trước của chogori. Các góc của bộ áo này thường là vuông vức. Người ta thường lợc một chiếc cổ trắng có thể tháo rời (gọi là tongjong 동종) vào bộ áo. Vì han-bok không có túi, nên cả nam lẫn nữ thường mang theo ví, hay còn gọi là chumoni. Chumoni đợc chia thành hai loại: loại tròn và loại gấp nếp, hơi giống hình tam giác, cả hai đều có dây rút. Chúng th ường được trang điểm bằng những chiếc nút và những qủa tua cầu kỳ tuỳ theo địa vị và giới tính của ngời mặc bộ đồ.

Với lịch sử nhiều thế kỷ của mình sẽ còn làm duyên dáng các đường phố của Hàn Quốc

Mặc dù một số bộ phận và chi tiết phụ của han-bok đã tồn tại từ thời xa xa, nhưng bộ trang phục hai mảnh ngày nay thì mới chỉ được bắt đầu từ thời Vương quốc thứ ba (năm 57 trớc Công nguyên - năm 668 sau Công nguyên), khi các Vương quốc Koguryo(고고려), Paekche (백제)và Shilla (신라)đô hộ bán đảo Triều Tiên. Đây chính là các chi tiết tả thực của những bức tranh treo trên tường các nhà mồ Koguryo từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 6. Các nhân vật nam, nữ trang trí trên tường thường mặc áo vét có tay dài hẹp, có vạt trái đè lên vạt phải, mặc quần và đi hài. Bộ quần áo kiểu đó chắc chắn là để đáp ứng nhu cầu cuộc sống ở vùng phương bắc có khí hậu khắc nghiệt, địa hình khó khăn và cuộc sống chủ yếu là trên lưng ngựa. Đồng thời do đặc điểm địa lý, có thể kiểu trang phục này đã chịu ảnh hưởng của phong cách Trung Quốc.

Những người Paekche và Shilla cũng có những trang phục tương tự : áo choàng dài bằng lụa của quan lại được du nhập vào Triều Tiên từ thời Đường bên Trung Hoa. Sau đó đến năm 648, dưới thời Shila, nó đợc cải biên để các quan chức và những người thuộc hoàng tộc mặc trùm ra ngoài trang phục dân tộc. Phụ nữ giàu sang thời đó mặc váy dài tới gót chân, quần dài và áo vét dài đến hông có tay rộng và đai ở eo. Đàn ông sang trọng thì mặc quần rộng, gấu hẹp và có viền, áo vét trùm ngoài, thắt eo lưng, cổ tay lơ-vê.

Trải qua nhiều triều đại, bộ đồ ch'' ima và chogori đã đợc biến cải khác nhiều. Dưới thời Koryo(고려), năm 935, ch'' ima đợc may ngắn đi, eo được kéo cao lên sát ngực và đợc buộc bằng một ruy băng rộng bản, dài. Kiểu áo này cho tới nay vẫn còn được coi là mốt. Bộ chogori cũng được may ngắn di, cánh tay hơi lượn. Đồng thời phụ nữ cũng chải đầu khác đi. Họ tết tóc thành bím trên đỉnh đầu; đàn ông thì bắt đầu cạo đầu nhưng chỏm mào giữa đầu thì vẫn được giữ lại.Đến năm 1392, khi triều đại Choson lên thay Koryo và được trị vì bởi một vị tướng của triều đại Koryo có tên là Yi Song-gye, thì bộ quần áo dân tộc lại có một chút thay đổi.

Các vị vua triều đại này rất chú trọng đến lễ nghi nên đã qui định chặt chẽ cách thức ăn mặc của hoàng gia, quý tộc và dân thờng trong các nghi lễ khác nhau, kể cả cưới xin và ma chay. ở thời này, đức tính chính trực, liêm chính của đàn ông và sự trong trắng của đàn bà là những giá trị xã hội đợc coi trọng hàng đầu và được thể hiện trong cách ăn mặc. Do đó, bộ han-bok của đàn ông có thay đổi chút ít, nhưng bộ han-bok của phụ nữ thì thay đổi rất nhiều qua các thế kỷ.Cho đến thế kỷ 15, phụ nữ mới bắt đầu mặc chogori dài và mặc chiếc váy dài gấp nếp để che dấu toàn bộ đường nét của cơ thể. Tuy nhiên, cùng với thời gian, chogori dần dần bị thu ngắn lại và bây giờ thì nó chỉ còn che được ngực, do đó độ rộng của ch'' ima cũng cần phải thay đổi. Vì thế người ta may nó sát vào nách và giữ nguyên kiểu dáng đó cho đến ngày nay.

Hiện tại, các nhà tạo mốt đang tìm cảm hứng từ bộ han-bok và các trang phục truyền thống khác để tạo ra những mốt Hàn Quốc độc đáo và để đáp ứng phong cách sống hiện đại. Họ tìm cách kết hợp các đường nét, kiểu dáng của bộ han-bok trong thiết kế của mình và cố gắng sử dụng những chất liệu vải truyền thống như vải gai, vải thô, v.v…Hiện nay có rất nhiều cửa hàng bán quần áo nhỏ chuyên bán quần áo dân tộc Hàn Quốc, đồng thời cũng có những cửa hàng chuyên bán han-bok thế hệ mới làm trang phục hàng ngày. Chắc chắn, bộ han-bok với lịch sử nhiều thế kỷ của mình sẽ còn làm duyên dáng con người Hàn Quốc và tô thêm vẻ đẹp cho các đường phố của Hàn Quốc.
Nguồn: Tham khảo Internet

Thứ Bảy, 1 tháng 11, 2014

Tổng hợp 50 mẹo giúp bạn đi du lịch chuyên nghiệp

Dưới đây là 50 mẹo nhỏ giúp du khách trở thành 1 khách du lịch chuyên nghiệp mà chúng tôi tham khảo được.

1. Hành lý gọn nhẹ. Bạn có thể chỉ cần mặc một chiếc áo thun trong nhiều ngày liên tiếp mà không cần phải thay. Đơn giản, những chuyến du lịch không nhất thiết phải mang quá nhiều đồ.
2. Luôn mang theo một chiếc khăn. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng bạn sẽ không thể biết được khi nào thì mình cần tới nó, cho dù là ở bãi biển, trong lúc đi dã ngoại, hay là trong phòng trọ nơi bạn nghỉ ngơi…

3. Mua một ba lô/va li nhỏ. Nó sẽ giúp bạn tránh được việc mang quá nhiều thứ trong chuyến du lịch của mình và chỉ tập trung vào những thứ cần thiết. Chọn ba lô/va li phù hợp giúp bạn có một chuyến đi như ý muốn.
4. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị thêm vài đôi tất. Trong chuyến du lịch, những đôi tất bạn đi có thể giặt mà chưa kịp khô.
5. Hãy chắc chắn sử dụng thẻ ngân hàng không bị thu phí. Bởi bạn cần số tiền đó để chi vào những việc cần thiết hơn.
6. Mang theo nhiều thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng. Bạn sẽ không biết lúc nào thì các sự cố sẽ xảy ra. Do đó, hãy luôn luôn “dự trữ” cho mình những vật dụng cần thiết, nhất là thẻ ngân hàng và thẻ tín dụng, phòng trường hợp thiên tai xảy ra hay trong trường hợp bạn bị cướp hoặc bị mất thẻ vẫn còn cái đề phòng thân.
7. Đi du lịch một mình ít nhất một lần. Bạn sẽ học được rất nhiều về bản thân mình cách làm thế nào để trở nên độc lập. Nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng đó là sự thật. Du lịch solo sẽ dạy bạn cách làm thế nào để tự bảo vệ bản thân mình, nói chuyện với mọi người, và xử lý các tình huống xảy ra một cách dễ dàng.
8. Đừng ngại sử dụng bản đồ. Xem bản đồ khi du lịch có thể khiến bạn trở nên xa lạ với người dân địa phương, tuy nhiên đó là cách cơ bản nhất giúp bạn không bị lạc đường.
9. Đừng sợ đến những nơi xa lạ. Lang thang không mục đích qua một thành phố mới là một cách tốt để làm quen với nó. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với những gì mà mình khám phá ra sau đó.
10. Hãy tìm đến các văn phòng du lịch địa phương. Họ biết tất cả mọi thứ đang diễn ra trong thị trấn/thành phố nơi bạn đang đến. Họ có thể gợi ý cho bạn những hoạt động giải trí miễn phí, các sự kiện đặc biệt xảy ra trong suốt thời gian du lịch của bạn. Sử dụng nguồn lực này cho chuyến đi của mình bạn nhé!
11. Chỉ mang theo số tiền cần thiết. Hạn chế mang theo tiền mặt quá nhiều, thay vào đó hãy mang theo thẻ ngân hàng các loại.
12. Luôn mang theo một… ổ khóa. Đừng cười, vì nó thật sự có ích đấy. Nhất là khi bạn ở trong một kí túc xá hay nhà trọ không có đầy đủ tiện nghi.
13. Nhìn cả hai phía khi băng qua đường. Đặc biệt là ở các quốc gia có lưu lượng giao thông phức tạp.
14. Hãy chuẩn bị thêm nhiều bản sao hộ chiếu và các giấy tờ quan trọng. Đừng quên gửi email cho chính bạn bản sao các loại giấy tờ cần thiết, để khi cần thì in ra và sử dụng.

15. Hãy hỏi thông tin cần thiết từ nhân viên lễ tân khách sạn, ngay cả khi bạn không ở đó. Họ biết cách để có những bữa ăn giá rẻ và các điểm đến hấp dẫn để vui chơi.
16. Tìm hiểu ngôn ngữ địa phương nơi bạn đến. Người dân địa phương sẽ đánh giá cao khi bạn nói ‘ngôn ngữ’ của họ và điều này sẽ làm cho chuyến đi của bạn dẽ dàng hơn.
17. Đọc một cuốn sách lịch sử về điểm đến du lịch! Bạn không thể hiểu được vị trí hiện tại nơi bạn đang đứng nếu bạn không biết gì về quá khứ của nó.
18. Đừng xấu hổ khi bước vào một quán cà phê Starbucks.
19. Hãy đến các thư viện, quán cà phê (hầu hết các quán cà phê có Wi-Fi miễn phí) nếu bạn đang ở một nơi nào đó và có nhu cầu cần kết nối với mọi người.

20. Giờ ăn trưa là thời gian tốt nhất để ghé thăm các di tích lịch sử. Đó là thời điểm ít du khách tham quan nhất.
21. Đừng nên ăn uống trong một khu vực có quá nhiều khách du lịch.
22. Người dân địa phương thường không ra ngoài ăn tối mỗi đêm và bạn cũng nên như vậy. Hãy đi mua sắm, và bạn có thể học hỏi được rất nhiều về chế độ ăn uống của người dân địa phương bằng cách nhìn thấy các loại thực phẩm mà họ mua.
23. Thử ăn trưa tại các nhà hàng đắt tiền. Thông thường các nhà hàng sẽ cung cấp bữa ăn trưa đặc biệt (có cùng thực đơn như bữa ăn tối) nhưng chỉ với một nửa giá.
24. Chuẩn bị một chiếc đèn pin. Nó sẽ giúp bạn nhìn thấy đường vào ban đêm, nơi không có đèn đường.
25. Mang theo một bộ dụng cụ sơ cấp cứu cơ bản. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng. Tốt nhất nên chuẩn bị sẵn các loại thuốc/kem kháng khuẩn và thuốc mỡ để bôi trên các vết cắt và trầy xước…
26. Chọn ở trong ký túc xá. Giá ở ký túc xá thường rẻ hơn khách sạn và bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều người.
27. Hãy cởi mở với người lạ. Không phải ai cũng khó khăn, nhưng cũng không phải ai cũng dễ dàng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kết bạn với một số người.
28. Bên cạnh đó, hãy biết cách tự bảo vệ mình. Một số người sẽ gây khó dễ với bạn, do đó hãy biết khi nào thì nên nghi ngờ người khác.
29. Hãy mạnh dạn thử các món ăn mới. Đừng quan trọng nó là gì. Bạn chỉ cần thử và quyết định ăn nếu như bạn thích. Nếu bạn không thử, bạn có thể sẽ bỏ lỡ một số món ăn địa phương tuyệt ngon.
30. Tham gia các tour đi bộ miễn phí sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn cảnh về thành phố bạn đang du lịch.
31. Chụp ảnh hành lý và đồ dùng của bạn. Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm lại nếu hành lý chẳng may bị mất.
32. Trang bị một đôi giày tốt. Bạn sẽ phải đi bộ rất nhiều trong thời gian bạn đi du lịch. Do đó hãy trang bị cho mình một đôi giày tốt, và nó sẽ đưa bạn đến những nơi tuyệt vời.
33. Hãy tiêm phòng những căn bệnh cơ bản. Bởi vì trở thành nạn nhân một căn bệnh ở nước ngoài không phải là điều hay.
34. Tìm hiểu để biết cách mặc cả. Mặc cả là một niềm vui, thậm chí đó còn là cả một nghệ thuật đàm phán.
35. Mang theo áo khoác. Vì đêm xuống trời thường rất lạnh.
36. Ăn thức ăn đường phố. Nếu bạn bỏ qua những món ăn đường phố, bạn rất có thể sẽ bỏ lỡ cả một nền văn hóa. Đừng sợ hãi. Nếu bạn lo lắng, bạn có thể tìm đến những nơi mà trẻ em đang ăn. Nếu chúng được an toàn, thì bạn cũng sẽ an toàn.
37. Mua bảo hiểm du lịch. Bảo hiểm du lịch là thứ mà bạn nhất định nên mua mặc dù bạn sẽ không bao giờ muốn sử dụng nó. Nhất là bảo hiểm du lịch có thể hỗ trợ liên quan đến cấp cứu y tế, tổn thất về tài sản và thậm chí là cả tính mạng khi bạn đang trong kỳ nghỉ.
38. Hãy kiên nhẫn. Du lịch là cuộc hành trình, không phải là đích đến. Do đó, hãy biết kiên nhẫn.
39. Hãy tôn trọng tất cả mọi người. Người dân địa phương sẵn sàng giúp đỡ bạn trong suốt chuyến đi, nhưng có thể bạn sẽ gặp những rắc rối về rào cản ngôn ngữ. Vì vậy, hãy biết kiềm chế bản thân và tôn trọng những người giúp đỡ mình.
40. Đừng lên kế hoạch cho chuyến đi của bạn. Hãy để chuyến du lịch của bạn diễn ra một cách tự nhiên.
41. Nhưng hãy xấu hổ nếu bạn đi vào McDonalds. Điều này là hết sức nghiêm túc. Vì thức ăn ở đó không lành mạnh với bạn lắm đâu.
42. Khi nhận phòng khách sạn, đừng ngại yêu cầu. Các khách sạn đa phần rất linh hoạt, thậm chí trong trường hợp cấp bách có thể đổi cả phòng cho bạn!
43. Thư giãn trong suốt thời gian du lịch.
44. Chụp ảnh với tất cả những người bạn gặp trên đường. Vì sau chuyến đi, rất có thể bạn sẽ nhớ họ.
45. Biết cách chi tiêu hợp lý những cũng đừng nên quá keo kiệt. Bạn có thể xếp hàng săn đồ giảm giá nhưng không nên đi bộ hàng chục cây số chỉ để tiết kiệm vài đô la. Hãy tỏ ra là một người du lịch thông thái.
46. Mang theo một cái nút tai. Bạn có thể sẽ cần dùng đến nó khi muốn có một giấc ngủ yên tĩnh trên tàu, xe.
47. Khi đặt mua vé máy bay trên mạng hãy dùng chế độ ẩn danh. Việc này sẽ giúp cho hãng bay không nắm được thông tin của bạn, gây phiền toái cho sau này.
48. Chuẩn bị sạc dự phòng, phòng trường hợp điện thoại hay máy ảnh hết pin.
49. Tránh đi taxi. Nhiều khi bạn sẽ phải ngã ngửa với giá cả của loại phương tiện này.
50. Cuối cùng là bỏ túi thêm lọ kem chống nắng để bảo vệ làn da trong suốt hành trình của bạn.
Nguồn: Theo Nomadicmatt